Sunday, June 20, 2010

THAM DỰ HỘI NGỘ CỰU TÙ


THƯ MỜI


THAM DỰ HỘI NGỘ CỰU TÙ
CÁC TRẠI: LONG GIAO (LONG KHÁNH), YÊN BÁI (HOÀNG LIÊN SƠN), PHONG QUANG (LÀO CAI), VĨNH QUANG (VĨNH PHÚ)

Trân Trọng Kính Mời

Quý chiến hữu đã từng qua các trại tù CS nêu trên sau năm 1975, cùng gia đình và thân hữu vui lòng dành thì giờ quý báu đến tham dự buổi Hội Ngô đầu tiên, sẽ được tổ chức vào :

* Ngày thừ Bẩy mồng 3 tháng 7 năm 2010
* Từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
* Địa điểm : Nhà Hàng Diamond Seafood Palace

Tel (714) 891-5347
8058 Lampson Ave, Garden Grove, CA 92841
(Góc Lampson & Beach, trong khu Sam’s Club)
http://diamondseafoodpalace.com/

Ủng hộ ẩm thực : $30.00 (tiệc 7 món)


Văn nghệ cây nhà lá vườn và góp mặt giúp vui của rất nhiều ca sĩ nổi tiếng vùng Nam Cali
Để việc tổ chức được chu đáo, xin quý vị vui lòng thông báo số người tham dự cho chúng tôi trước ngày
15 tháng 6 năm 2010

Vùng Los Angeles: Lưu Anh Dũng (310) 951-7324
Nguyễn Mạnh Hùng (323) 578-8240
Vùng Orange County: Nguyễn Thanh Giàu (714) 383-0487
Vùng San José: Phạm Đức Vượng (408) 591-8434
Vùng San Diego: Nguyễn Ngọc Tuấn (858) 442-8053
Vùng Đông-Bắc Mỹ: Nguyễn Tường Thược (856) 220-3994

Ghi Chú:
Chúng tôi đã ở đây vào muà Đông năm 78, hơn 10 tháng sau chuyển về Vĩnh Quang. Trại này tên là Phong Quang, cách thi trấn Lào Cai 10 klicks đường chim baỵ
Trại có cổng lớn, bảng dề " TRAI PHONG QUANG", có tường cao khoảng 4m. Bên trong gồm 2 dãy nhà gạch, chia thành từng buồng. Mỗi buồng một đội, có bồn nước trong phạm vi đội.
Chúng tôi về đây vào mùa Đông 78, lạnh cắt da xé thịt, "biến chế" vào Đội Văn nghệ do anh Thược làm Đội trưởng, anh Hà Đội phó, tập dợt trình diễn giúp vui anh em tù và bọn cán búa vào dip Tết 78.
Mời các anh em đã từng ở Phong Quang trở lại xem cảnh cũ, trong chuyến đi tìm xác bố được bọn CS thông báo đã chết tại Phong Quang, nhưng đến nay, vẫn chưa tìm đựơc hài cốt !
Please scroll down

Trại đã bị bọn Trung Cộng tàn phá trong cuộc chiến năm 79 . Cỗng lớn không còn. Cổng vào bây giờ là cái lỗ này
SVSQ K4/72 THSQ-QLVNCH



Một căn nhà trong trại








165,000 people died in the Socialist Republic of Vietnam's re-education camps


Re-education CAI TAO
165,000 people died in the Socialist Republic of Vietnam's re-education camps
Date: Wed, 1 Aug 2007 08:28:51 -0700 (PDT): The real history is never faded with the time though the Vietcongs try ;to twist it!stronggt;
In 2001, California's Orange County Register er.org/dartaward /2002/hm3/ 01.html> [Also see: http://www.dartcenter.org/dartaward /2002/hm3/ toc.html ]

published an investigation of >communist re-education camps in postwar Vietnam:>
to corroborate the experiences of refugees now living in Orange >County, the Register interviewed dozens of former inmates and their >families, both in the United States and Vietnam; analyzed hundreds of pages >of documents, including testimony from more than 800 individuals sent to >jail; and interviewed Southeast Asian scholars. The review found:

An estimated 1 million people were imprisoned without formal >charges or trials.>>

165,000 people died in the Socialist Republic of Vietnam's >re-education camps, according to published academic studies in the United >States and Europe.

Thousands were abused or tortured: their hands and legs shackled >in painful positions for months, their skin slashed by bamboo canes studded >with thorns, their veins injected with poisonous chemicals, their spirits >broken with stories about relatives being killed.

Prisoners were incarcerated for as long as 17 years, according to the U.S. Department of State, with most terms ranging from three to 10 years. At least 150 re-education prisons were built after Saigon fell 26 >years ago.

One in three South Vietnamese families had a relative in a >re-education camp. http://www.dartcenter.org/dartaward/2002/hm3/02.html

More than 1 million people were imprisoned in re-education camps

CAI TAO
Millions of lives changed forever with Saigon's fall

Camps in Vietnam
More than 1 million people were imprisoned in re-education camps after 1975, some as long as 17 years. The Aurora Foundation estimates that about 150 camps were in operation. Each circle below represents a known prison camp.

"I'm sorry, so sorry," he says. "Soldiers don't cry."

But his shoulders contort, his body racks with sobs. His hands try to wipe away the tears.

"Please forgive me," murmurs the former lieutenant colonel, shaken by memories of nearly 13 years in a prison camp. "This is what re-education does to you."

Hung Huy Nguyen, 71, along with an estimated 1 million South Vietnamese, is a man who came to know death and torture in the years following a war that tore apart families, countries, generations.

His was a world where friends died suddenly. Violently. Where others slowly wasted away from malnutrition and disease. Where stealing a grain of rice led to lashes on the back, down bony legs. Where men and women silently endured, night after night, grasping at hope that someday they might see their children again.

There are no official figures on how many prisoners were executed or how many died from poor treatment. There are no known government records of who was sent to the "re-education" camps, or for how long. There are no archives on the jails, or of what went on. Such are the ways of war, and the treatment of those on the losing side.

A four-month review by the Register of these camps, however, shows a widespread pattern of neglect, persecution and death for tens of thousands of Vietnamese who fought side by side with American soldiers.

To corroborate the experiences of refugees now living in Orange County, the Register interviewed dozens of former inmates and their families, both in the United States and Vietnam; analyzed hundreds of pages of documents, including testimony from more than 800 individuals sent to jail; and interviewed Southeast Asian scholars. The review found:

An estimated 1 million people were imprisoned without formal charges or trials.
165,000 people died in the Socialist Republic of Vietnam's re-education camps, according to published academic studies in the United States and Europe.
Thousands were abused or tortured: their hands and legs shackled in painful positions for months, their skin slashed by bamboo canes studded with thorns, their veins injected with poisonous chemicals, their spirits broken with stories about relatives being killed.
Prisoners were incarcerated for as long as 17 years, according to the U.S. Department of State, with most terms ranging from three to 10 years.
At least 150 re-education prisons were built after Saigon fell 26 years ago.
One in three South Vietnamese families had a relative in a re-education camp.
Vietnamese government officials declined to be questioned but agreed to release a statement about the camps:

"After the southern part of Vietnam was liberated, those people who had worked for and cooperated with the former government presented themselves to the new government. Thanks to the policy of humanity, clemency and national reconciliation of the State of Vietnam, these people were not punished.

"Some of them were admitted to re-education facilities in order to enable them to repent their mistakes and reintegrate themselves into the community."

Officially, 34,641 former prisoners and 128,068 of their relatives fled to America, according to the State Department. At least 2,000 former inmates live in Orange County.

And the legacy of the prisons continues today.

Authors, artists, journalists and monks are routinely arrested and jailed across Vietnam, human-rights activists say.

In Orange County, many former inmates wake up in the dark, shaking from nightmares. Others find themselves sleepwalking, aimlessly wandering. Some live in fear, trusting only family.

Dozens of former prisoners declined to be interviewed by The Orange County Register, saying they worry about reprisals against relatives who remain in their homeland. Most asked not to be named.

Some agreed to tell their tales, then hid when they heard knocks on the door. Still others shared their stories only to regret it later, the searing memories too much to bear.

In refugee enclaves throughout the United States, anger and hatred toward the Hanoi government are common. There are ongoing boycotts of Vietnamese goods, especially in Orange County, where more than 250,000 immigrants settled, forming the nation's largest Vietnamese population.

Some survivors, however, are beginning to speak out, to give testimony to their treatment and to those who died.

To offer a full and authoritative picture about what re-education meant, this project tells the story of life in one prison – Camp Z30-D – jail to thousands of the highest- ranking officers in the South Vietnamese army.

Mang Kẻ Phạm Tội Ra Trước Công Lý và Mang Công Lý Tới Nạn Nhân

Mang Kẻ Phạm Tội Ra Trước Công Lý và Mang Công Lý Tới Nạn Nhân
Trong tháng 4/1975, cộng sản Bắc Việt - với sự yểm trợ và tiếp vận của khối cộng sản quốc tế - đã mở một cuộc tấn công ào ạt bằng quân sự với chiến xa và trọng pháo vượt qua biên giới, chiếm đóng lãnh thổ VNCH một cách phi pháp. Đây là một cuộc xâm lăng của khối Đệ Tam Quốc Tế được uỷ nhiệm cho bọn tay sai Việt Cộng. Theo công pháp quốc tế, VNCH hội đủ tám tiêu chuẩn của một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Do đó, khi xâm lăng VNCH, Việt Cộng đã phạm tội ác xâm lược (the crime of aggression). Đây là một trong bốn nhóm tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The International Criminal Court, viết tắt là ICC).


Ngày Thứ Hai, 23/7/07, trên trang mạng của tờ The Wall Street Journal, nhà báo James Taranto đã trích dẫn cuộc điều tra quy mô của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập cải tạo” tại Việt Nam và đã kết luận rằng ngay sau khi xâm chiếm VNCH, cộng sản đã đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn - dưới cái nguỵ danh học tập cải tạo – trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập trong toàn cõi Việt Nam tại những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đã bị giam cầm từ 3 tới 10 năm và có một số người đã bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung bình là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000 năm. Đây là một tội ác hình sự mang tính lịch sử vô tiền khoáng hậu của lũ Việt gian cộng sản mà ngàn đời sau phải ghi nhớ.
Cũng theo cuộc điều tra nói trên, cứ mỗi ba gia đình tại Miền Nam, có một gia đình có người phải đi tù cải tạo. Và trong số một triệu người tù kể trên, đã có 165,000 người chết vì bị hành hạ, tra tấn, đánh đập, bỏ đói, lao động kiệt sức, chết vì bệnh không được chữa trị, bị hành quyết… Cho tới nay, hài cốt của 165,000 nạn nhân này vẫn còn bị Việt Cộng chôn giấu trong rừng núi, không trả lại cho gia đình họ. Hiện nay chỉ có Việt Cộng mới biết rõ tên tuổi các nạn nhân cùng nơi chôn giấu hài cốt của họ. Đây là tội ác thủ tiêu mất tích người, một tội ác chống loài người đã và đang diễn ra tại Việt Nam suốt 35 năm nay mà chánh phạm là tên Lê Duẩn… và ba tên đồng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng.


Điều 7 của Đạo Luật Rome đã định nghĩa tội Thủ Tiêu Mất Tích Người “Enforced Disappearance of Persons” như sau:
Thủ tiêu mất tích người có nghĩa là bắt giữ, giam giữ hay bắt cóc người ta với sự cho phép, sự hỗ trợ hoặc sự chấp thuận của một quốc gia hoặc một tổ chức chính trị, sau đó không nhìn nhận sự tước đoạt tự do của người ta và cũng không thông báo tin tức về số phận hoặc nơi giam giữ với chủ tâm tước đi quyền được luật pháp bảo vệ của những người này trong một thời gian lâu dài. “Enforced disappearance of persons means the arrest, detention or abduction of persons by, or with the authorization, support or acquiescence of a State or a political organization, followed by a refusal to acknowledge that deprivation of freedom or to give information on the fate or whereabouts of those persons, with the intention of removing them from the protection of the law for a prolonged period of time.”


Theo định nghĩa trên đây, Việt Cộng đã phạm tội ác thủ tiêu mất tích người khi chúng lạm danh chính quyền của quốc gia để đưa ra những thông cáo lừa gạt để bắt và giam giữ một cách phi pháp - dưới cái ngụy danh “học tập cải tạo” – và hành hạ cho tới chết bằng những đòn thù của chúng, và tiếp tục chôn giấu hài cốt của 165,000 quân dân cán chính VNCH trong vùng rừng núi với chủ tâm thủ tiêu mất tích. Đây là một tội ác chống loài người (a crime against humanity). Tội ác này thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


Ngoài tội ác đối với những người đã chết, cộng sản còn phạm thêm một tội ác chống loài người nữa đối với thân nhân của những người đã chết. Đó là hành động độc ác (inhumane act) với chủ tâm gây đau khổ tinh thần triền miên suốt đời cho thân nhân các nạn nhân. Hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của những người mẹ, người vợ, người con… đã có con, có chồng, có cha…bị giam cầm hành hạ cho tới chết và thân xác bị chôn giấu tại một xó thâm sơn cùng cốc nào đó và tuyệt vô âm tín suốt 35 năm nay mới thấu được nỗi thống khổ trong tâm can họ!
Điều 7 của Đạo Luật Rome đã định nghĩa những hành động độc ác của tội ác chống loài người này như sau:
Những hành động độc ác có cùng một tính cách với chủ tâm gây thống khổ hay thương tích nghiêm trọng cho thân xác hay cho sức khoẻ về thể chất và tinh thần. “Other inhumane acts of a similar character intentionally causing great suffering or serious injury to body or to mental or to physical health.”


Theo định nghĩa trên đây, cộng sản đã phạm tội ác chống loài người khi chúng chôn giấu trong rừng sâu 165,000 bộ hài cốt của quân dân cán chính VNCH đã chết dưới đòn thù của chúng với chủ tâm gây thống khổ “intentionally causing great suffering” suốt đời cho thân nhân của họ. Đây là cung cách trả thù phi pháp (extrajudicial retribution) của quân thảo khấu sống ngoài vòng pháp luật. Tội ác này cũng thuộc quyền xét xử của ICC.
Bổn phận của chúng ta, những người tù còn sống sót sau cơn đại hồng thủy là phải cất tiếng nói công chính, nêu rõ tội ác của chúng để mang bọn tội phạm này ra trước công lý và mang công lý đến cho những nạn nhân của chúng. Đây là bổn phận phải làm để trả lại danh dự cho 165,000 quân dân cán chính VNCH đã bị sát hại vì đòn thù của Việt Cộng trong những cái gọi là trại cải tạo và để xoa dịu một phần nỗi đau thương của thân nhân những nạn nhân.


Hai tội ác chống loài người trên đây của Việt Cộng là những tội ác hình sự có tính quốc tế và. được dự liệu tại Đạo Luật Rome. Trước khi đưa bọn tội phạm ra xét xử trước công lý, xin trình bày tóm lược về Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The Rome Statute of the International Criminal Court)


Sau một thời gian dài cố gắng thành lập một Toà Án Hình Sự Quốc Tế để xét xử và trừng phạt các cá nhân phạm bốn loại tội ác nghiêm trọng được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm gồm: 1/ tội ác diệt chủng (the crime of genocide), 2/ tội ác chống nhân loại (crimes against humanity, 3/ tội ác xâm lược (the crime of aggression), 4/ và tội ác chiến tranh (war crimes), cuối cùng thì một hội nghị đã được Liên Hiệp Quốc triệu tập tại Rome, Italy trong thời gian từ ngày 15/6/1989 đến ngày 17/7 /1989 với 160 quốc gia tham dự. Sau năm tuần lễ thảo luận và điều đình căng thẳng, 120 quốc gia đã bỏ phiếu chấp thuận Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế cùng với bẩy quốc gia bỏ phiếu chống (Hoa Kỳ, Do Thái, Trung Cộng, Iraq, Qatar…) và 21 quốc gia bỏ phiếu trắng. Đạo Luật Rome gồm có – ngoài Lời Mở Đầu (Preamble) – 13 Phần (Part) với 28 Điều (Article). Các Điều 6, 7 và 8 liệt kê và định nghĩa các tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh. Các Điều còn lại nói về quyền hạn, tổ chức và điều hành… của Toà Án.


Theo quy định, Đạo Luật Rome sẽ có hiệu lực sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn. Senegal là quốc gia phê chuẩn đầu tiên và quốc gia thứ 66 đã phê chuẩn vào ngày 11 tháng 4 năm 2002. Đạo Luật Rome có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2002. Toà Án Hình Sự Quốc Tế cũng được mở ra trong năm đó tại The Hague, Netherlands. Hiện nay đã có 110 quốc gia phê chuẩn Đạo Luật Rome và trở thành quốc gia hội viên (State party) của đạo luật này. Quốc hội Hoa Kỳ đã không phê chuẩn đạo luật này, nên Hoa Kỳ không phải là quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome.
Toà Án Hình Sự Quốc Tế là một tổ chức quốc tế độc lập, không trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Điều này có nghĩa là Toà Án Hình Sự Quốc Tế độc lập về quyền tài phán, xét xử. Kể từ ngày 1-7-2002 trở đi, các quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome phải chấp nhận quyền xét xử (jurisdiction) của Toà Án Hình Sự Quốc Tế về những tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome khi những tội ác đó diễn ra tại các nước hội viên. Công dân của các quốc gia không phải hội viên (non State party) gây tội ác trên lãnh thổ của các quốc gia hội viên cũng phải chịu sự xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


Công Tố Viên Trưởng của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The ICC’s Chief Prosecutor) bắt đầu thụ lý và mở một cuộc điều tra về một vụ án khi nhận được tin tức về tội ác đang diễn ra do các quốc gia hội viên hoặc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chuyển tới. Ngoài hai nơi cung cấp tin tức nói trên, Công Tố Viên còn có thể nhận tin tức từ các nguồn cung cấp khác như các cá nhân hay các tổ chức ngoài chính phủ (non-governmental organizations).
Khi tội ác diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia không phải hội viên, chỉ có Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới có quyền chuyển thông tin về những tội ác đó cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Đây là trường hợp đã được áp dụng đối với Sudan, một quốc gia không phải hội viên. Bằng Nghị Quyết số 1593 năm 2005, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã chuyển tới Toà Án Hình Sự Quốc Tế tình trạng tội ác đã và đang diễn ra tại Darfur. Phòng công tố đã mở các cuộc điều tra, và ngày 14-7-2008, Toà Án đã ban hành trát bắt giữ Ahmad Muhammed Harun (Ahmed Haroun), Bộ Trưởng Nội Vụ của Sudan và Ali Muhammed Ali Abd-Al-Rahman (a.k.a Ali Kushayb), một tư lệnh dân sự. Hai người này bị quy trách nhiệm về các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh đã và đang diễn ra tại Darfur. Chính quyền Sudan đã từ chối bắt giữ và giải giao hai nhân vật nói trên cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


Ngày 14-7-2008, Công Tố Viên Luis Mereno-Ocampo đã trình bày những chứng cứ chứng minh rằng Tổng Thống Sudan phải chịu trách nhiệm về các tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đã và đang diễn ra tại Darfur. Ngày 4-3-2009, Toà Án Hình Sự Quốc Tế đã ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Omar Hassan Al-Bashir của Sudan để trả lời trước công lý về năm tội ác chống nhân loại được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome: 1/ Tội giết người (Murder), 2/ Tội huỷ diệt chủng tộc (Extermination), 3/ Tội cưỡng bức chuyển vùng cư trú (Forcible transfer), 4/ Tội hành hạ (Torture), 5/ Tội hiếp dâm (Rape), và hai tội ác chiến tranh được dự liệu tại Điều 8 của Đạo Luật Rome: 1/ Tội cướp bóc (Pillaging), 2/ Tội trực tiếp tấn công có chủ tâm vào cư dân hay những cá nhân không đứng vào phe nào trong cuộc tranh chấp thù địch.
Cùng với việc ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Bashir, Toà Án Hình Sự Quốc Tế cũng gửi một công văn yêu cầu nhà cầm quyền Sudan giải giao Tổng Thống Bashir cho Toà Án. Theo Nghị Quyết số 1593 năm 2005 của Hội Đồng Bảo An LHQ đã nói ở trên, chính quyền Sudan có bổn phận phải hợp tác với Toà Án. Tuy nhiên, không có hy vọng chính quyền Sudan sẽ bắt và giải giao Tổng Thống Sudan cho Toà Án. Chính quyền này đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không nhìn nhận thẩm quyền của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.


Nếu Tổng Thống Bashir không ra trình diện hoặc chính quyền Sudan không giải giao ông này cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế, ông ta sẽ bị coi như một kẻ đang đào tẩu, trốn tránh công lý (a fugitive from justice). Và kể từ nay, khi nào ông Bashir bước chân ra khỏi Sudan, đến một quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome và ngay cả những quốc gia không phải hội viên nhưng sẵn sàng hợp tác với Toà Án, ông ta sẽ bị bắt và giải giao cho Toà Án để trả lời trước công lý về những tội ác mà ông ta phải chịu trách nhiệm.


Một điều quan trọng cần ghi nhận rằng lệnh bắt giữ để đưa ra toà án xét xử một tổng thống đang tại chức vì những tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh…là hồi chuông cảnh báo nghiêm khắc cho những kẻ cầm quyền đang phạm những tội ác chống nhân loại có tổ chức quy mô tại Việt Nam như những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng rằng chúng sẽ phải đối diện với công lý bất kể quyền lực và cương vị của chúng.
Tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH đã hiển nhiên không thể chối cãi. Ngoại trừ một số rất ít hài cốt của họ đã đuợc thân nhân tìm cách chạy chọt cải táng, tuyệt đại đa số 165,000 bộ hài cốt còn lại đã và đang bị cộng sản chôn giấu để thủ tiêu với chủ tâm trả thù. Chánh phạm của tội ác chống loài người này là tên Lê Duẩn và các thủ phạm tiếp theo là những tên Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải…và ba tên tòng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng. Ngoại trừ những tên đã chết, tất cả những tên còn sống - sớm hay muộn - sẽ phải ra trước vành móng ngựa để trả lời về những tội ác giam cầm phi pháp và thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH và nhiều tội ác khác mà chúng đã phạm đối với dân tộc Việt Nam trong suốt thời gian kể từ khi chúng cướp được chính quyền bằng khủng bố từ ngày 19/8/1945. Đảng cộng sản VN, một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, là một tổ chức tội ác tay sai có tính quốc tế. Sớm hay muộn, tội ác phải bị trừng phạt.


Ngụy quyền Việt Cộng không ký và phê chuẩn Đạo Luật Rome, nên cộng đồng người Việt hải ngoại không thể trực tiếp chuyển các tội ác chống nhân loại của chúng cho Công Tố Viên của Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Tuy nhiên, chúng ta có thể tố cáo tội ác của chúng đến Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ (United Nations Human Rights Council) để yêu cầu uỷ ban này mở cuộc điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH và chuyển thông tin về những tội ác này cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để chuyển tiếp tới Toà Án Sự Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Sự kiện này đã có tiền lệ và chúng ta có thể áp dụng.
Trước dư luận quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế về tội ác trong cuộc chiến tại Gaza, ngày 3-4-09, Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ đã mở một cuộc điều tra về tội ác chiến tranh đã diễn ra tại dải Gaza trong cuộc chiến 22 ngày từ 27-12- 2008 tới 18-1- 2009. Toán điều tra gồm bốn chuyên viên cầm đầu bởi Thẩm Phán Richard Goldstone. Sau năm tháng điều tra, ngày 29-9-2009, Thẩm Phán Richard Goldstone đã trình cho Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva báo cáo kết quả điều tra gồm 575 trang và kết luận rằng cả Do Thái và Palestine cùng phạm tội ác chiến tranh mang tính chất tội ác chống loài người. Báo cáo yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ đòi hỏi cả hai bên trong cuộc chiến - trong thời hạn sáu tháng - phải điều tra và xét xử những kẻ phạm tội. Nếu hai phe không thi hành, tội ác sẽ được chuyển cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý.


Ngoài sự kiện kể trên, sau đây là hai trưòng hợp điển hình về pháp lý quốc tế mà người Việt hải ngoại có thể áp dụng đối với những tên đầu sỏ Việt Cộng khi chúng ra khỏi nước.
Ngày 14/12/09, trang mạng của báo Guadian.co.uk đã đưa tin về việc Ông Moshe Yaalon, Phó Thủ Tướng Do Thái, đã quyết định không đến tham dự một buổi lễ gây quỹ tại Luân Đôn trong tháng 11/09, sau khi được cảnh báo rằng ông ta có thể bị bắt giữ vì bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Quyết định của ông ta được đưa ra trong Tháng 10/09, một tuần lễ sau khi các luật sư của 16 người Palestine đã không thành công trong việc vận động một toà án tại Anh ban hành trát bắt giữ Ông Ehud Barak, Bộ Trưởng Quốc Phòng Do Thái, khi ông này viếng thăm Anh vì bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza.


Cũng nguồn tin nói trên cho biết ngày Thứ Bẩy 12/12/09, một toà án tại Luân Đôn đã ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái, cũng bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Lệnh bắt giữ này đã được hủy bỏ vào ngày Thứ Hai 14/12/09 sau khi được biết Bà Tzipi Livni đã hủy bỏ, không tham dự một buổi hội họp tại Luân Đôn vào ngày Chủ Nhật 13/12/09. Toà án đã ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni chiếu theo yêu cầu của các luật sư đại diện cho các nạn nhân người Palestine trong cuộc chiến tại Gaza. Bà Tzipi Livni là thành viên của nội các chiến tranh và bộ trưởng ngoại giao của Do Thái khi diễn ra cuộc tấn công vào dải Gaza vào cuối năm 2008.
Khi những người Palestine vận động một toà án của Anh quốc ban hành trát bắt giam Ông Bộ Trưởng Quốc Phòng và Bà cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái khi hai người này đến Anh quốc, họ đã dựa trên nguyên tắc pháp lý quốc tế về quyền xét xử phổ biến “universal jurisdiction or universality principle.” Quyền này dựa trên lập luận rằng tội ác đã phạm được coi như một tội ác chống lại tất cả “a crime against all” và bất cứ quốc gia nào cũng có quyền trừng phạt. Do đó, những nạn nhân và cũng là thân nhân của những người đã bị Việt Cộng thủ tiêu mất tích cũng có thể vận động để áp dụng nguyên tắc pháp lý quốc tế này đối với những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng… khi chúng bước chân ra khỏi nước và đến những quốc gia có áp dụng nguyên tắc pháp lý quốc tế về quyền xét xử phổ biến.


Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam là tổ chức chính danh nhất đại diện cho cộng đồng người Việt hải ngoại để yêu cầu Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH. Nếu Việt Cộng từ chối không cho Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ vào Việt Nam để mở cuộc điều tra này, điều đó chứng tỏ rằng chúng tìm cách chốn tránh tội ác của chúng.


Nếu chúng ta vận động mà LHQ - một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành Toà Án Hình Sự Quốc Tế - vì một lý do nào đó, không chuyển những tội ác chống loài người của Việt Cộng cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý, chúng ta vẫn còn cách đưa bọn tội phạm này ra trước công lý. Sớm hay muộn, chế độ cộng sản vô tổ quốc, phi dân tộc sẽ bị huỷ diệt. Chính những tên đầu sỏ đang tiếm quyền trong nưóc cũng đang thú nhận rằng chế độ của chúng đang tự diễn biến, đang tự chuyển hoá để tự huỷ diệt…Ngày đó không còn xa và một chính quyền chính thống của toàn dân Việt Nam sẽ hợp tác với LHQ để tổ chức một toà án hình sự đặc biệt có tính quốc tế như Toà Án Đặc Biệt tại Cam Bốt có tên Anh ngữ là Extraordinary Chamber in the Courts of Cambodia (viết tắt là ECCC) đang xét xử bọn tội phạm cộng sản Khờ Me Đỏ tại Nam Vang vì các tội ác chống loài người, tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng. Đây là một tiền lệ sẽ được thực thi tại Việt Nam sau này để xét xử những tên chánh phạm Việt Cộng đã phạm bốn nhóm tội ác có tính quốc tế được dự liệu tại Đạo Luật Rome trong suốt những năm tiếm quyền của chúng.
Mang Việt Cộng, bọn tội phạm có tính quốc tế, ra trước công lý và mang công lý tới các nạn nhân của chúng là điều cần thiết bởi vì công lý là một thành tố không thể thiếu trong tiến trình hoà giải dân tộc. “Justice is an indispensable ingredient of the process of national reconciliation.” Dân tộc Việt Nam đã bị phân hoá và chia rẽ, xã hội Việt Nam đã bị băng hoại trầm trọng bởi những di sản độc hại mà chế độ phi nhân cộng sản đã để lại cho dân tộc suốt 80 năm nay kể từ khi Hồ Chí Minh lén lút du nhập cái chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Mang bọn tội phạm này ra trước công lý là để mang lại hoà bình cho xã hội. “Justice and peace go hand in hand.” Sau hết, mang bọn tội phạm Việt Cộng ra trước công lý là một bài học cho các thế hệ tương lai để tránh những vết xe đổ của lịch sử.


Đi Vào Bất Tử
165,000 quân dân cán chính VNCH đã chết dưới đòn thù của cộng sản trong các trại tù cải tạo phải được tôn vinh là những người đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia dân tộc. Tổ quốc sẽ ghi ơn họ như đã ghi ơn những người chiến sĩ QLVNCH đã chiến đấu và hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ quê hương. Về phương diện tâm linh, tôi không tin rằng những người này đã chết mà chỉ tan mờ đi như hình ảnh những người lính trong cái điệp khúc của khúc ballad nổi tiếng một thời mà Đại Tướng Douglas MacArthur đã nhắc đến trong phần cuối của bài diễn văn từ biệt đọc tại Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 19-4-1951. Xin ghi lại nguyên văn và không chuyển ngữ:


“Old soldiers never die; they just faded away.”


Cũng xin ghi lại đây và không chuyển ngữ câu kết của bài diễn văn từ biệt nổi tiếng đã đi vào lịch sử của Đại Tướng MacArthur để những người lính chúng ta chiêm nghiệm.


“And like the old soldier of that ballad, I now close my military career and just fade away, a soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty.”
“Good bye,”


Đây cũng chính là hình ảnh của những chiến binh QLVNCH, những người đã đi chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc dưới ánh hào quang dẫn đường của Tổ Tiên Lạc Việt và đi vào bất tử.
Và những hình ảnh hiên ngang đi vào bất tử của người chiến binh QLVNCH khi bị sa cơ trong tay quân thù cũng đã được nhà thơ Cung Trầm Tưởng ghi lại trong bài hành Vạn Vạn Lý được viết tại một trại tù trong vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn vào năm 1977.


VẠN VẠN LÝ
(Tưởng nhớ những tù hùng tuẫn tử)
Cung Trầm Tưởng


Ngồi trùm lần bóng tối Mưa về gióng lê thê
Nhìn mây đi lang thang Nai kêu nguồn đâu đó
Mây giăng xám hàng hàng Xưa nay tù ngục đỏ
Trời vào đông ảm đạm Mấy ai đã trở về


Chấn song đan u ám Vỗ vỗ rơi tàn thuốc
Sần sùi nhớp nhúa đen Phà khói vào mông lung
Ran ran nhạc dế mèn Hư vô đẹp não nùng
Nhởn nhơ cười chẫu chuộc Nụ hôn đời khốc liệt


Vỗ vỗ rơi tàn thuốc Cõi sầu ta tinh khiết
Phà khói vào hơi sương Thép quắc vầng trán cao
Xa xưa trống lên đường Phong sương dệt chiến bào
Tiếng quân hô hào sảng Với máu xe làm chỉ


Nẻo cồn vàng bãi trắng Đã đi trăm hùng vĩ
Sa trường hề sa trường Xông pha lắm đoạn trường
Tiết tháo quắc đao thương Về làm đá hoa cương
Chinh nhân ngàn dặm ruổi Gửi đời sau tạc tượng


Gió lên như địch thổi Uống uốngnguyên hàm lượng
Đưa ai qua trường giang Sương trong cất đầy vò
Nay cô liêu bạt ngàn Sầu này thước nào đo
Tiễn ta vào bất tử Khi đao rơi kiếm gẫy


Đau thương là vinh dự Gió về lay lau dậy
Chân đi hất hồng trần Sơn khê khói mịt mù
Anh hùng phải gian truân Ngà ngà nhấp thiên thu
Hy sinh là tất yếu Bay…bay…vạn vạn lý
Ngựa phi dòn nước kiệu… Tráng sĩ hề tráng sĩ!


Cung Trầm Tưởng
Hoàng Liên Sơn, 1977


Trong khi viết bài này, tôi luôn luôn nghĩ đến những người bạn tù đã chết vì đòn thù của cộng sản trong đó có anh bạn tại trại 6, liên trại 2 tại Hoàng Liên Sơn. Chúng tôi cùng thuộc đội “lao động nặng.” Anh nằm cách tôi một người bạn. Vào một tháng cuối năm 1977, cả đội tù chúng tôi khoảng 50 người phải đi phát quang một khu đồi rộng 300 mẫu để trồng khoai mì. Khu đồi này cách trại giam khoảng 15km đường rừng. Ban ngày đi làm khổ sai; đêm đông về, đói và lạnh, chúng tôi phải ngủ trong những túp lều trống gió, mái che bằng những tấm nylon cá nhân, dựng tại chân đồi. Tuy là lính nhưng dáng người anh nho nhã. Trong đầu anh chứa cả một bộ từ điển bách khoa. Năm đó anh chừng 45 tuổi. Sau hai tháng khổ sai tại khu đồi 300, trở lại trại tù ít ngày thì anh chết vì suy dinh dưỡng và kiệt sức nhưng tinh thần anh luôn luôn vững mạnh. Giờ này, thân xác anh có thể còn đang bị cộng sản chôn giấu tại một góc rừng nào đó trong vùng Hoàng Liên Sơn trong nỗi đau khôn nguôi của vợ con anh. Tên anh là Đặng Vũ Ruyến, Trung Tá, Chánh Sở Địa Hình tại Đà Lạt.


Kể từ ngày đó đến nay đã hơn 30 năm, mỗi khi nhớ đến Anh, tôi vẫn không tin là Anh đã chết mà Anh đang bay…bay vào Vạn Vạn Lý, và…fade away…vào nơi bất tử.


Đỗ Ngọc Uyển
(Khoá 4 Thủ Đức)
Tháng 1 năm 2010
SanJose, California

Tài liệu tham khảo:
http://untreaty.un.org/cod/icc/statute/99_corr/2.htm, The Rome Statute of the ICC
http://www.geocities.com/cabvoltaire.geo/MacAthure, Douglas MacAthur’s Farwell Speech to Congress
http://www.opinionjournal.com/best/?id=110010372, The Wall Street Journal, from the WSJ Opinion Archives by James Tananto
http://un.org/en/law/index.shtml, International law, international Courts …
http://www2ohchr.org/enghish/bodies/hrcouncil/specialsession/9/fac..., United Nations Fact Finding Mission on the Gaza conflict
http://www.nytimes.com/2009/03/05/world/africa/05court.html?r=1&partner=rssnyt&emc-rss&pagewanted Court Issues Arrest Warrant for Sudan’s Leader
http://geography.about.com/cs/politicalgeo/a,statenation.htm, Defining an Independent Country
http://www.guadian.co.uk/world/2009/dec/14/tzipi-livni-israel-gaza-a... British court issued Gaza arrest warrant for former Israel minister Tzipi Livni
http://www.guardian.co.uk/world/2009/dec/14/israel-moshe-yaalon-vi... Israel minister Moshe Ya’alon turned down UK visit over arrest fears

NHỮNG CON CÀO CÀO XANH

  
                                        

 Dương, Thịnh

Tác giả, 63 tuổi, là cư dân Westminster, thành phố  Little Saigon. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện một cựu tù nhân chính trị đến Mỹ theo diện HO-8 đi tìm gặp vợ con sau nhiều cuộc đổi đời. 
Đứng trong hàng rào kẽm gai của khu thăm nuôi. Bé Mai cố nhướng mắt để tìm người cha than yêu của mình trong số những đoàn người gầy guộc, xanh xao, vàng vọt đang lếch thếch cất bước trên đường về trại tù. Với ánh nắng trưa hè gay gắt,mọi nguời đi thăm nuôi đều đứng trong mái hiên ngẩng cổ nhìn ra. Riêng bé Mai bất chấp những tia sáng nóng đang rọi trên đôi má ửng đỏ, những giọt mồ hồ đang rịn trên trán. Cô bé cố giơ cao những con cào cào xanh hướng về phía đoàn người đang lần lượt đi qua, hầu mong cha của mình sẽ mau chóng nhận ra. Ông Sinh đã nhận ra con gái , ông giơ cao lon gô vẫy vẫy. Bé Mai sung sướng reo lên :
“Má ơi. Con thấy ba rồi! Con thấy ba rồi !
Đoàn tù vẫn bình thản bước lên đồi. Ông Sinh vừa đi vừa ngoảnh cổ lại đằng sau nhìn con..Khi không còn thấy hình bong cha nữa, bé Mai mới chịu chạy lại bên mẹ thút thít khóc
Thiếu phụ rút khăn tay lau mồ hôi trên trán con, vuốt mái tóc bé an ủi :
“Nín đi con, tí nữa mẹ con mình gặp cha rồi.”
Thời gian thăm nuôi thật ngắn ngủi, chỉ mười năm phút. Ông Sinh chỉ kịp ôm con vào lòng, hôn lên má con. Hỏi han vợ năm ba câu, chẳng nói được gì nhiều, đã gần hết giờ.
Mọi người trong phòng thăm nuôi chỉ biết nhìn nhau khóc và khóc. Đến gìơ. Tên cán-bộ oắt con quơ quơ khẩu súng AK. về phía mọi ngừời:
“ Đã hết giờ, yêu cầu mọi người đứng lên ra về.”
Ông Sinh vôi vàng nắm chặt hai bàn tay vợ và ôm hôn con lần cuối, sách bị gói lương khô cùng mấy con cào cào theo chân mọi người ra cửa.
Ngồi trên chuyến xe lô trở về thành phố, hầu hết là những bà vợ đi thăm nuôi chồng, họ đều mệt mỏi trong cuộc hành trình dài. Phần vì đường xa, phần vì phải thức khuya dậy sớm để nấu thức ăn, giờ đây tất cả đều cố nhắm mắt thiu thiu ngủ dưỡng sức. Riêng bé Mai không tài nào ngủ được, dù rất muốn ngủ và mệt mỏi. Hình dáng của người cha luôn luôn lởn vởn trong trí óc bé, than hình gầy gò, đen đủi cùa ông khác xa với hình dáng trắng trẻo, hồng hào, mập mạp trước kia rất nhiều. Bé là người được cha thương yêu nhất. Đêm nào ông cũng ru bé ngủ, kể truyện cho bé nghe, trước khi rời khỏi phòng ông không quên hôn lên nút ruồi son trên cổ bé, mà ông thgường gọi đùa là : Nốt ruồi mang đến nhiều sự may mắn.”
Ông có đôi bàn tay rất khéo léo và nghệ thuật. Chính ông đã dậy cho bé xếp hình những con thú, đồ vật bằng giấy nhất là thắt hình những con cào cào bằng lá dừa non thật là tuyệt, trông chúng đẹp, hung dũng, oai phong biết bao! Bé rất thích và thường thắt để tặng bạn bè, vì thế chúng thường chọc và gọi bé lá con cào cào xanh.Biệt hiệu này bé rất thích và thường hay kể lại với cha. Ông nói con cào cào xanh với đôi chân cứng cáp, nhẩy xa, biểu hiện cho sự tương lai vững chắc. Cha muốn con gái của cha sau này cũng giống như những con cào cào này.
Riêng ông Sinh, ông không thể không cầm được nước mắt khi nhìn giỏ quà của vợ con. Sau gần hai năm tù cải tạo, đây là lần đầu tiên ông được thăm nuôi. Giỏ qùa dù ít nhưng nó đã gói ghém biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, tình thương của gia đình, dù ít nhưng ông rất ấm lòng. Nhất là mấy con cào cào xanh, nhìn chúng ông cảm thấy vui vui và xao xuyến trong lòng. Cô bé không biết đã bỏ biết bao nhiêu công sức, tình thương yêu gói trọn vào đó để dành cho cha. Nghĩ tới đó tim ông như thắt lại
Đây là lần đầu và cũng là lần cuối ông gặp mặt vợ con. Kể từ ngày thăm nuôi cho tới mấy năm sau này, ông không hề nhận được bất cứ tin tức gì về gia đình. Lòng ông như rối bời, tâm tính như mất trí, thân xác kiệt quệ. Mấy lần ông đã ngã qụy, tưởng không thể sống nổi, may nhờ bạn bè an ủi, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần , ông đã qua khỏi.
Cuộc sống tù đầy cứ như thế: Chịu đựng, đau khổ, đói khát. Cho tới cuối năm 1981 ông được thả về.
Ra khỏi tù , ông không còn nơi nương tựa. Theo chòm xóm cho biết : Vợ con ông đã vượt biên năm 1976. Gia đình bên vợ thì đã bán nhà dọn đi nơi khác, không biết biệt tích nơi đâu. Còn bên ông thì không có ai cả, vì ông vô Nam chỉ có một mình khi ông mới mười hai tuổi. Thế là hết ! không biết đâu mà mò.
Điều làm ông lo âu nhất, là vợ con ông có thật sự đi vượt biên không, hay là tin đồn nhảm?! Nếu đúng như vậy, liệu có thoát không? Hay là đã bị…..ông không dám nghĩ tiếp. Nếu thoát, tại sao không gửi thư về để cho ông biết tin Những câu hỏi tại sao ?....tại sao?...làm cho ông điên đầu. Hiện giờ ông mù tịt, và cũng không hiểu vì sao.?!
Ra khỏi nhà tù nhỏ, ông lại vô nhà tù lớn. Cũng lao động thân xác để kiếm miếng ăn, cũng phải học tập, trình diện hàng tháng. Người ông càng ngày càng tiều tụy, nhưng ông phải ráng sống để có ngày gặp lại mặt vợ con
May mắn nhờ một người bạn tù cùng chung một tổ trong trại tù, đưa ông về nhà cho tá túc qua ngày, cùng chỉ ông cách thức vá giầy, dép cũ. Cuộc sống của ông cũng tạm đủ.
Dạo này trời Sài-Gòn hay đổ những cơn mưa bất tử, làm ông Sinh dọn hàng ra, vô muốn bở hơi tai. Hai năm sau này công việc làm ăn của ông đâm khá ra. Giầy dép cũ mới, chôm chỉa gì ông cũng mua tuốt luốt, đem sửa chút ít, dánh bóng lại bán được gía cao.
Một người khách đi đến gian hàng ông. Ngắm nghía lựa một đôi, sỏ vừa chân,, cầm lên hỏi :
“Bác , Đôi này bao nhêu?”
Đang cúi lau giầy, ông vội vàng ngửng đầu lên định trả lời. Nhưng thấy người khách ông bỡ ngỡ, cảm thấy rất quen nên chưa kịp đáp. Người thanh niên thấy mặt ông cũng giật mình lùi lại, trơn mắt như gặp phải ma. Cậu ta định thần nhìn kỹ. Vội hỏi :
“Xin lỗi, xin lỗi. Bác có phải…..phải tên Sinh không?”.
Cũng vừa kịp lúc ông Sinh nhận ra người khách lạ, chẳng ai khác hơn chính là cậu em vợ của mình. Như bắt được vàng. Ông Sinh rối rít dọn hàng không bán nữa.
Hai anh em kiếm một quán cà phê ngồi tâm sự.
Thì ra vợ con ông đi vượt biên thực sự, hiện định cư ở Mỹ. Vợ ông đã có chồng khác và đã có hai con, một trai, một gái. Cha mẹ vợ đã bán nhà ở thành phố, dọn về quê ở. Mấy năm nay ông bà vẫn đều đặn nhân được tiền bạc do con gái chu cấp hàng tháng, và hiện cậu em trai vẫn còn ở với cha mẹ. Không hiểu vì lý do gì, cố ý hay có uẩn khúc gì khác, ông bà lại báo với con gái là ông đã chết trong trại tù.
Ngay ngày hôm sau. Ông Sinh cùng cậu em vợ vội đáp xe đò về thăm gia đình vợ. Chuyến thăm này đã khiến ông Sinh nhận nhiều sự đắng cay tủi nhục. Sự ơ hờ, tiếp đón tẻ nhạt đã làm ông thất vọng. Ông không có địa chỉ cũng như không có tin tức gì về vợ con. Ông chỉ biết đạì khái là : Vợ ông không muốn cho ông biết nơi ở của nàng. Chuyện ông bị chết là do công an tới nhà báo tin.
Nhưng nhờ vào lòng tốt của cậu em vợ, cuối cùng ông cũng có được địa chỉ của vợ con trong tay. Nhưng làm được gì với địa chỉ này ? Đối với vợ, ông có lỗi với nàng chứ không phải nàng có lỗi với ông. Ở vậy chờ chồng nuôi con là việc tốt, nếu không thì đành phải chấp nhận, không thể oán trách. Nhưng với con, ông phải có bổn phận và trách nhiệm. Ông nhớ cô bé vô cùng không kể xiết.
Ông đã viết thơ nhiều lần, nhưng chẳng bao giờ được hồi âm. Lại mu tin, mù tịt. Đầu óc ông rối rắm tơ vò. Con ông ra sao rồi ?!
Sau đó chương trình HO được cứu xét, đưa các sĩ quan tù nhân cải-tạo qua Mỹ. Ông sung sướng bán tín, bán nghi. Nhưng sự thật đã đến. Giờ đây ông đã ngồi trên máy bay đến Mỹ theo diện HO.8. Việc đầu tiên của ông dự định là sau khi lo thủ tục giấy tờ xong, ông sẽ đi tìm vợ con.
Đứng trước cánh cổng sắt của căn nhà sang trọng, trong một thành phố thuộc tiểu bang Illonois. Ông Sinh lưỡng lự không dám bấm chuông, lòng ông hồi hộp, tim đập loạn xạ.. Ông đang tưởng tượng hình dáng vợ mình bây giờ thế nào? Con mình đã lớn khôn ra sao? Cô bé giờ đã hai mươi mốt tuổi rồi còn gì, không biết ông có còn nhận ra không?!
Rồi ông tự hỏi có nên vào hay không ? Gia đình người ta đang hạnh phúc, mình vào có đúng lúc không?! Đang lúc suy nghĩ miên man. Chợt ông thấy một thiếu phụ từ trong nhà đi ra, tay cầm bình tưới cây nhỏ, tưới vào những chậu hoa trước cửa. Ông không thể nhầm được, đó chính là vợ mình dù thời gian có thay đổi. Ông tính rướn người lên gọi nhưng kịp ngừng lại.Một người đàn ông tóc vàng từ bên hông nhà đi tới, đến sau lưng người thiếu phụ ôm choàng lấy nàng, hai người hôn nhau thắm thiết. Ông lặng người tê tái, quay gót bỏ đi.
Về quán trọ, ông viết vội vài chữ gửi cho vợ, hẹn nàng cho ông gặp mặt dù chỉ một vài phút. Ngồi trước mặt vợ, ông nhận thấy nàng rất đẹp, đẹp hơn trước nhiều, nhưng cũng không đấu được nhiều nếp nhăn trên trán khóe mắt, vành môi.
Để phá tan bầu không khí ngỡ ngàng. Ông Sinh khen vợ:
“Em. Trông em đẹp lắm !”.
“Cám ơn anh. Anh qua đây từ bao giờ? Trông anh già và ốm yếu quá ! Anh có cần sự giúp đỡ gì không? Chồng em quen biết rất nhiều.”
Ông Sinh thấy nàng tự nhiên qúa, không có nét xúc cảm nào lộ trên khuôn mặt. Ông cũng bình thản.
“Cám ơn em. Anh, chữ nghĩa tiếng Anh, tiếng u còn kém lắm, vả lại mới qua chưa cần gấp. Anh muốn gặp con, nó dạo này thế nào rồi ?”.
Không trả lời vội. Nàng đẩy ly cà phê sữa tới trước mặt ông:
“Cà phê Starbuck này ở Mỹ có tiếng lắm. Em còn nhớ anh thích uống cà phê nên em kêu. Còn con hả, em cũng muốn mong gặp nó đây. Mấy năm nay nó chẳng hề ghé thăm mẹ. Lâu lâu gọi phôn lấy lệ”.
Ông Sinh nhỏm dậy:
“Em đã làm gì nó? Bây giờ nó ở đâu? Cho anh xin số phôn và địa chỉ của nó!
“Nào em biết. Nó không muốn cho em biết bất cứ điều gì.”
Ông Sinh như chết điếng :
“Em nói thật đó chứ?!”.
“Em không dối gạt anh. Dù chúng ta không còn là vợ chồng. Nhưng đối với con em rất mực thương yêu. Có anh đây em rất mừng, anh sẽ lo cho nó. Nó là đứa con rất có hiếu. Sự việc không hay xẩy ra, hoàn toàn do lỗi tại em. Anh đi tìm con dùm em.Cho anh biết thêm là hiện nay nó đang học nghành y-khoa, sắp ra trường. Anh cứ đi hỏi mấy trường đại học xem sao! Em đã dò hỏi khắp mọi nơi rồi, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Anh mới qua chắc cần tiền bạc, em giúp.”
Vừa nói, nàng vừa mở bóp lấy cuốn chi phiếu.
Ông Sinh nghe vợ nói một hồi như lùng bùng lỗ tai. Không cần nghe thêm, ông xô ghế đứng dậy.
Nhờ những người quen biết chỉ dẫn. Ông Sinh đăng tin tìm người trên báo chí cả Mỹ lẫn Việt, cùng phôn tới tất cả các trường đại học xa gần, vẫn không có kết qủa. Ở nước Mỹ to lớn này gồm năm mươi tiểu bang, có biết bao nhiêu trường đại học mà kể, tìm người như tìm kim đáy biển, biết đâu mà mò. Rồi ông lại suy nghĩ vớ vẩn, nhỡ con bé tự tử. Nghĩ tới, nghĩ lui làm ông rối trí thêm. Cuối cùng ông đành buông xuôi cho số phận thời gian.
Để mưu sinh và cũng để tạo cơ hội tìm kiếm, ông ghi danh đi học khóa đào tạo y công, phụ giúp trong các bệnh viện, hầu hy vọng có một ngày nào đó gặp được con mình.
Thời gian cứ thế trôi qua. Ông đã phục vụ rất nhiều bệnh viện trong tiểu bang California này mấy năm rối, cũng thăm hỏi nhiều rồi, sự hy vọng của ông càng ngày càng giảm, hầu như tuyệt vọng.
Niềm vui thú duy nhất của ông hiện thời là mấy con cào cào xanh, mà ông cất rất kỹ từ khi thăm nuôi tới giờ, dù chúng đã khô héo quắt queo. Mỗi khi nhớ con ông lại mang ra ngắm nghía, tâm hồn ông lúc đó hoàn toàn chìm đắm trên khuôn mặt cuả bé Mai.
*
Jennifer Trần là một bác sĩ trẻ, đẹp, làm việc rất siêng năng, cần mẫn, hay giúp đỡ mọi người. Ai cần việc gì, khó khăn gì hay trong nhà cần chuyện gì, cần người thay thế, bác sĩ vui lòng giúp đở, dù đó là ngày nghỉ của mình.Bác sĩ đã có vị hôn phu cùng phục vụ trong cùng một bệnh viện. Hai người tính làm đám cưới lâu rồi, nhưng không hiểu vì sao cứ lần này rồi lại lần khác, không thể thực hiện được. Bạn bè thúc giục, khuyên nhủ, nàng chỉ cười.. Tuy là người vui tính thích bong đùa, nhưng bác sĩ Trần vẫn không dấu được nét buồn của mình. Nét buồn đó càng làm tăng thêm vẻ đẹp dịu hiền, mà ai cũng gọi đùa là “nữ hoàng sầu muộn” Dù còn trẻ, nàng vẫn không thích nơi hội hè đình đám, những chỗ đông người, mà chỉ muốn sống cho riêng mình, nhưng đối với bạn hữu nàng cũng quậy ra trò.
Hôm nay ông Sinh nghỉ không đi làm. Ông rảnh rỗi cùng người bạn gìa đi thăm cháu gái của ông ta bị bệnh nằm trong bệnh viện. Tiện thể ông mang mấy con cào mà ông mới thắt đêm qua, cho cháu gái làm qùa.
Ngày chủ nhật, bệnh viện sao có qúa nhiều ca mổ! Bác sĩ Trần đã thấm mệt, mồ hôi rịn đầy trán. Nàng lấy khăn mui xoa chấm chấm mồ hôi, bây giờ nàng mới thực sự được rảnh tay.
Bác sĩ Trần đi qua dẫy phòng khoa nhi để đến phòng ăn, vì từ sáng đén giờ nàng chưa có cái gì vào bụng. Những tiếng cười khanh khách của một bé gái nào đó vang lên từ phòng khoa nhi. Cảm thấy vui vui nàng ghé lại nhìn thử.Một bé gái, nằm quay mặt vào phía trong, hình như đang giỡn với vật gì đó, làm cho cô bé khoái chí cười nắc nẻ. Tính tò mò thúc đẩy, nàng rón rén lại gần, nhìn vào phía trong.. Bất gíác nàng run người lên , mắt mở trợn trừng. Cô bé dang cho hai con cào cào xanh đá nhau, hai con cào cào được thắt bằng lá dừa xanh , trông thật là đẹp. Nàng run run cầm lên mân mê. Hỏi :
“Ở đâu bé có hai con cào cào này?”.
Như sợ bị la mắng, chơi đồ chơi trong phòng bệnh. Cô bé phân bua :
“Không phải của con mua, mà của ông gìa lúc nẫy cho con”.
Bác sĩ Trần không kềm được xúc động , hỏi dồn:
“Bao lâu rồi ? Ông đi đâu ?”.
Cô bé hốt hoảng :
“Dạ…dạ, con cũng hổng biết. Đã lâu rồi!”
Bác sĩ Trần hốt hoảng bước ra khỏi phòng, dáo dác nhìn quanh. Mặc kệ cho bụng đói, nàng chạy từ phòng nọ qua phòng kia, từ dẫy nọ qua dẫy kia để tìm kiếm. Trước sự lạ lùng đó, mọi nhân viên trong bệnh viện đều vây lại hỏi thăm, Nàng hỏi bâng quơ :
“Có ai thấy ông gìa nào đó trong bệnh viện không?”
Trước câu hỏi ngây ngô đó, mọi người đều không nín được cười, nhưng không ai dám cười trước vẻ nghiêm trọng của bác sĩ Trần.
Trong bệnh viện này, biết bao nhiêu ông gìa, bà cả đi thăm con cháu, người thân. Cảm thấy câu hỏi của mình qúa ngớ ngẩn, nàng cười gượng :
“Thôi. Không có gì, cám ơn các bạn.”
Tuy nói vậy nhưng trong lòng nàng vẫn không yên, tự nghĩ: ”Chỉ có cha mình mới thắt kiểu đó, nhưng ông đã chết rồi mà! Chẳng lẽ vì quá nhớ cha mà đâm ra mê sảng ?.!”
Thôi đi ăn cơm!.
Bác sĩ Trần, chính là bé Mai. Từ khi theo mẹ đi thăm nuôi cha,.trở về nhà, không ngày nào bé không nghĩ đến cha của mình. Ngày vượt biển ra đi, bé nhất định không chịu , đợi ngày cha trở về đi cùng. Vì sự hăm dọa của ông bà ngoại cùng những lời khuyên giải của mẹ, bé đành chịu phép. Sang đến Mỹ bé nhất định phải học giỏi để có tiền gửi cho bà ngọại đi thăm nuôi cha đều đều. Bé sẽ nhẩy cao, sẽ cứng cáp như những con cào cào xanh mà cha đã từng nói.
Cuộc vượt biên êm xuôi. Sau hơn một năm ở trên đảo, bé cùng mẹ được định cư tại Hoa-Kỳ. Dòng đời đưa đẩy, mẹ lấy chồng khác, một anh chàng Mỹ giầu có. Cô bé có thêm hai đứa em gái.
Giờ đây, bé Mai đã mười chín tuổi, cái tuổi bước vô ngưỡng cửa đại học. Càng lớn nàng càng giống cha. Đã nhiều lần nàng biên thư và gửi tiền cho ngoại để hỏi thăm tin tức, cùng sức khỏe của cha trong trại tù, nhưng không ai trả lời. Có hỏi mẹ, chỉ được biết :
“Cha con đã chuyển đi ra ngoài Bắc rồi. Bà ngoại đã già không thể đi được.”
Nói sao nàng tin vậy. Mỗi lần nhớ ông, nàng lại mang hình hai cha con ra ngắm. Tấm hình nàng đã mang theo khi đi vượt biên.
Sống chung đụng trong cùng một mái nhà. Điều làm cho nàng ghê tởm, xấu xa, bỉ ổi nhất là anh chàng Mỹ kia cứ nhởn nhơ mặc quần lót đi trong phòng khách.. Có lần hắn đã dám xàm xở ôm nàng xờ xoạng khi không có mẹ ở nhà. Từ đó nàng đã bỏ nhà đi sang tiểu bang khác, chỉ biết học và làm việc tự lo cho bản thân, lâu lâu hỏi thăm mẹ qua điện thoại công cộng.
Vào một ngày, khi điện thoại về thăm mẹ, được bà báo cho biết : Cha đã chết trong tù!
Mọi vật như xụp đổ. Nguồn hy vọng bám víu cuối cùng cũng không còn. Thế là hế!
Nàng đã khóc đến khô cả nước mắt, cuộc sống như tẻ nhạt, chán chường không còn tha thiết gì nữa! Nàng chỉ biết vùi đầu vào sách vở cho quên nỗi buồn, và phải chiến đấu, chiến đấu, cứng cáp như những con cào cào xanh mà cha nàng khi còn sống hằng mong mỏi. Cuối cùng nàng cũng lấy được mảnh bằng chuyên khoa giải phẩu.
Qua tin tức báo chí. Bác sĩ Trần được biết các sĩ quan tù cải tạo được chính phủ Mỹ cứu xét cho định cư tại Hoa kỳ theo chương tình HO.Không hiểu sao nàng hồi hộp lạ thường.
Rồi quyết định bỏ miền đông tuyết phủ, trở về với nắng ấm Cali.
Hôm nay là ngày lễ Thanksgiving day, nàng muốn đi ra biển. Không phải để tắm hay hóng gió mà nàng muốn làm một công việc, công việc này nàng đã dự tính từ lâu nhưng vì qúa bận rộn nên không thể thực hiện được. Nhân ngày lễ tạ ơn nàng phải làm điều gì để nhớ ơn cha. Nàng sẽ thắt thật nhiều, thật nhiều con cào cào thả xuống biển, để chúng mang lời cầu nguyện của nàng đến người cha thân yêu. Nàng tin tưởng rằng ở nơi xa xăm vĩnh cửu nào đó cha nàng sẽ nhận được lời khấn nguyện này.
Nàng rủ bác sĩ Hải (vị hôn phu) cùng đi chơi biển. Chàng rất thích thú lẫn ngạc nhiên về lời yêu cầu này, khác với bản tính trầm lặng không thích nơi ồn ào của nàng từ trưóc đén giờ, bèn okay chấp nhận liền.
Trong khi chờ đợi vị hôn phu đi mua thức ăn. Nàng dã kiếm đựợc khá nhiều lá dừa xanh, cẩn thận chau chuốt tước từng lá và bắt đầu thắt những con cào cào.Nàng để hết tâm trí vào công việc, chìm đắm trong niềm thương nhớ cha.
Ngoài kia. Sau khi đã mua thức ăn, trên đường trở về chỗ cũ nơi bãi biển, chàng thấy một đám con nít đang vây chung quanh một cụ già Việt-Nam, trên tay đứa nào cũng cầm một con cào cào, thấy hay hay chàng cũng xin một con.
Vừa đi vừa ngắm con cào cào, chàng cảm thấy nó rất đẹp và còn có vẻ oai phong nữa. Chàng sẽ cho vị hôn thê, chắc nàng sẽ thích thú lắm! Về đến nơi. Thật, chàng không thể tin vào mắt mình, nàng cũng đang thắt…..con cào cào.
“Em đang làm gì vậy.”
“Thắt con cào cào.”
Chàng cầm con cào cào mới xin được, vẫy vẫy trước mặt nàng.
“Anh cũng có một con.”
Nhìn con cào cào, mặt nàng tái mét, hỏi dồn:
“Ở đâu anh có nó?”
Chàng chỉ về hướng đám trẻ:
“Một cụ già Việt-nam cho anh.”
Chẳng nói chẳng rằng, nàng nắm tay chàng chạy như bay về hướng chỉ. Một ông già, tóc bạc qúa nửa. đeo cặp kiếng lão, Hai tay đang thoăn thoắt thắt những con cào cào. Dù thời gian, tuổi tác có thay đổi, nhưng với hình dáng kia, nét mặt kia đã in sâu vào tâm khảm, nàng không thể nhầm được, chính là cha nàng. Qúa xúc động, nàng ngất xỉu.
Sự việc xẩy ra qúa đột ngột, bác sĩ Hải hoảng hốt la cầu cứu. Ông Sinh (vâng, chính ông Sinh) ở vị trí gần nhất nghe tiếng hét vội vàng nhào tới. Ông vội thọc tay vào túi quần lấy lọ dầu xanh thoa lên hai thái dương cô gái, giựt tóc mai, giựt gân cổ. Bỗng người ông run lẩy bẩy, tim như muốn ngừng đập, khi ông thấy nốt ruồi son trên cổ cô gái, trên tay cô còn nắm chặt con cào cào. Như có linh tính, ông định thần nhìn kỹ khuôn mặt thiếu nữ. Ông gào lên trong tiếng nức nở, nghẹn ngào:
“Trời ơi! Mai….Mai, con tôi.”
Cũng vừa lúc xe cứu thương tới nơi, đưa bệnh nhân lên xe. Ông Sinh, bác sĩ Hải cũng vội vàng leo lên theo. Cầm tay con gái, lòng ông Sinh bồi hồi xúc động, ông không nghờ gặp con trong hoàn cảnh này. Hai hàng nước mắt ngắn, dài chẩy trên hai gò má nhăn nheo. Nhưng ông cảm thấy sung sướng và ấm áp vô cùng.
*
Tin bác sỹ Trần thị Mai gặp lại được cha già sau hai mươi năm xa cách đã loan truyền khắp trong bệnh viện, một vụ trùng phùng đầy đau thương, thích thú, khiến ai cũng mủi lòng.
Hôm nay nhà bác sỹ Mai thật đông đảo khách tới thăm, bạn bè, thân hữu nghe tin mang hoa tới chúc mừng. Trong mấy năm qua , bây giờ mọi người mới thấy được nét tươi vui, rạng rỡ thực sự trên khuôn mặt u sầu của vị bác sỹ mà họ mến yêu. Nhưng người sung sướng nhất vẫn là bác sỹ Hải.